Press "Enter" to skip to content

Category: Sài Gòn

Lãnh đạo Sài Gòn yêu cầu xử lý ô nhiễm tiếng ồn

Sáng 9/03/2021, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân đã có cuộc họp với các ban ngành về việc xử lý vi phạm tiếng ồn khu tại khu dân cư trên địa bàn thành phố. 

Ô nhiễm tiếng ồn tại khu dân cư đến từ đâu?

Hoạt động karaoke

Dịch vụ karaoke gây ra tiếng ồn không nhỏ cho khu dân cư. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm vui chơi hay các quán bar, vũ trường, quán bia…

Quán nhậu vỉa hè

Nguồn gây tiếng ồn tiếp theo là các quán nhậu vỉa hè. Những quán nhậu này thường mở nhạc và hát loa với công suất, cường độ âm thanh lớn. 

Các hộ gia đình

Ô nhiễm tiếng ồn có thể đến từ chính các hộ gia đình trong khu dân cư. Với dàn âm thanh, loa, máy phát nhạc… được các hộ gia đình sử dụng cho các mục đích ca hát, phục vụ sinh hoạt gia đình như sinh nhật, hiếu hỉ,… 

Loa phát quảng cáo

Một số cơ sở kinh doanh dùng loa phát quảng cáo (như siêu thị, điểm quảng cáo, cửa hàng,…) cũng gây ô nhiễm tiếng ồn. 

Khó khăn trong việc xử lý vi phạm tiếng ồn

Khó khăn đầu tiên là khi xử phạt vi phạm tiếng ồn, cán bộ cần có được kết quả đo đạc môi trường do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Bên cạnh đó, chỉ có các cán bộ có thẩm quyền theo quy định mới được phép lập biên bản xử lý vi phạm tiếng ồn. 

Các đề xuất xử lý vi phạm tiếng ồn

Ông Hồ Phương, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đề xuất các cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể về những trường hợp gây ồn di động. Một đề xuất khác được đưa ra là các địa phương nên tận dụng vai trò quản lý cộng đồng bằng quy ước, hương ước.. do việc xử phạt bằng luật khó khăn do thiếu chứng cứ. Cùng với đó, các lực lượng cảnh sát cần thường xuyên nhắc nhở người dân nghiêm túc thực hiện cam kết về vi phạm tiếng ồn. 

Hóa đơn tiền điện tháng 3 tại TP.HCM có thể tăng “sốc”

Hóa đơn tiền điện của tháng 3 có thể tăng đột biến tại TP. HCM do lượng tiêu thụ điện tăng mạnh. 

Tình hình tiêu thụ điện

Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện của TP. HCM, sản lượng tiêu thụ điện trong những ngày đầu tháng 3 của thành phố đã tăng mạnh. Đặc biệt, trong ngày 04/03 vừa qua, cả thành phố đã tiêu thụ đến 78.38 triệu kWh điện, cao điểm nhất từ đầu năm. Số liệu cho thấy lượng điện đã tăng 10% đến 20% so với tháng trước. 

Tại sao lượng điện tiêu thụ tăng cao?

Nhiệt độ trung bình tại TP.HCM lúc cao điểm lên đến 36 độ C.  Nắng nóng dẫn đến việc người dân sử dụng các thiết bị làm mát nhiều hơn. Đặc biệt, điều hòa là thiết bị được người dân ưa chuộng và cũng là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong gia đình. Nhiệt độ bên ngoài tăng dẫn đến lượng điện tiêu thụ càng nhiều. 

Nên sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý

Cùng với giá điện được tính theo bậc thang, tiền điện sẽ càng tăng cao khi người dân sử dụng điện nhiều. EVN khuyến nghị người dân nên sử dụng các thiết bị làm mát hợp lý, đặc biệt là điều hòa để hạn chế việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến.  EVN TP.HCM cũng khuyến cáo người dân nên tích cực sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo, tận dụng một cách tối đa thông gió, ánh sáng tự nhiên để giảm tiền điện. 


Sài Gòn xưa và nay: những công trình mang tính biểu tượng

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Sài Gòn đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Thế nhưng thành phố này vẫn giữ được những giá trị xưa kia qua những công trình mang tính biểu tượng. 

Bến nhà Rồng

Bến cảng nhà Rồng được bắt đầu xây dựng từ năm 1836 trên sông Sài Gòn nhằm mục đích quản lý chung. Đây là công trình đầu tiên được Pháp xây dựng sau khi chiếm đóng Sài Gòn. Bến Nhà Rồng gắn liền với sự kiện lịch sử năm 1911 khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 

Từ đó đến nay, kiến trúc của bến Nhà Rồng hầu như được giữ nguyên. Nơi đây đã được tu sửa thành khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, bến Nhà Rồng được xem là nơi để các thế hệ con cháu Việt Nam tưởng nhớ và trân trọng giá trị của lòng yêu nước.

Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một trong những địa điểm nổi tiếng mang dấu ấn của Sài Gòn. Công trình được Pháp xây dựng từ năm 1877 và mang lối kiến trúc Pháp xưa cổ kính. 

Trải qua hơn trăm năm, nhà thờ Đức Bà vẫn ở đó như nhân chứng lịch sử cho Sài Gòn. Cho đến nay, công trình này vẫn khiến người ta ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp của nó. 

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc biệt ở Sài Gòn. Công trình được xây dựng với tổng diện tích lên tới 12ha với hầu hết vật liệu được vận chuyển về từ Pháp. Vào thế kỉ 19, đây là một trong những công trình đồ sộ nhất với một lâu đài lớn, phòng khách đủ chứa tới 800 người và một khuôn viên rộng. 

Trải qua bao lần thay ngôi đổi chủ, chứng kiến nhiều cột mốc lịch sử quan trọng của đất nước, dinh Thống Nhất đã trở thành biểu tượng quyền lực của chế độ Việt Nam Cộng hòa. 

Chợ Bến Thành

Đây là khu chợ nổi tiếng và đông đúc nhất Sài Gòn trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nơi đây. Chợ Bến Thành đã từng bị phá hủy hoàn toàn và được người Pháp cho xây dựng lại trên chính địa điểm cũ. Tuy nhiên sau nhiều trăng trầm, khu chợ cũ đã bị phá bỏ và được người Pháp lựa chọn một địa điểm mới để xây cất một khu chợ mới lớn hơn nhằm phục vụ nhu cầu mua bán ngày một phát triển. Địa điểm mới này ở gần ga Mỹ Tho, và cũng là nơi tọa lạc của chợ Bến Thành cho đến nay.  Ngày nay, hình ảnh đồng hồ ở cửa Nam của chợ Bến Thành đã trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu của Sài Gòn. Không chỉ là địa điểm tham quan, đây còn là khu mua sắm đặc trưng của Sài Gòn mà du khách không thể bỏ qua.